Vấn đề về khớp cắn có lẽ không còn quá xa lạ trong chúng ta khi cứ 100 người thì có đến 60 người mắc các bệnh lý như khớp cắn sâu, khớp cắn ngược,…hay gọi chung lại đó là lệch khớp cắn. Vậy khớp cắn ngược có nguy hiểm không?

Lệch khớp cắn là gì?

Lệch khớp cắn là sự tương quan giữa hàm răng trên và hàm răng dưới cũng như tỷ lệ cân xứng và diện tiếp xúc với nhau trong trạng thái nghỉ và khi nhai của răng, xương hàm.

Có 4  hình thức sai lệch khớp cắn phổ biến, đó là:

Khớp cắn ngược: là dạng lệch khớp cắn khi xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra phía trước quá mức trong khi xương hàm trên quá ngắn, cụp vào trong. Tình trạng này khiến khuôn mặt mất cân đối và gây khó khăn khi cử động hàm.

Khớp cắn sâu: là sự mất cân đối giữa hàm trên với hàm dưới, hàm dưới lùi sâu vào so với hàm trên. Khi nhìn nghiêng sẽ thấy hàm dưới bị che đi phần nhiều, giống người bị hô.

Khớp cắn chéo: không biểu hiện trên khuôn mặt mà chỉ lộ khi cười. Những người bị khớp cắn chéo có răng xô lệch, không đúng trật tự, không rõ hô hay móm.

Khớp cắn hở: là một trong những sai lệch khớp cắn nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ và chức năng của cả hàm răng. Tình trạng này biểu hiện bởi nhóm răng cửa bị hở, răng cửa ở hàm trên và hàm dưới không chạm được vào nhau, có thể nhìn thấy lưỡi khi khép răng ở trạng thái nghỉ.

Nguyên nhân bệnh lệch khớp cắn

Đa phần nguyên nhân dẫn tới sai khớp cắn có thể là do di truyền, bẩm sinh từ khi sinh ra đứa bé đã vướng phải tình trạng khớp cắn không được đồng đều bình thường. Nói thế nhưng không phải hầu hết các trường hợp đều do di truyền, bẩm sinh. Có nhiều trường hợp bệnh nhân bị sai khớp cắn, khớp cắn bị lệch, bị xô đẩy do các nguyên nhân khách quan dưới đây:

Do tác động ngoại lực: Hay còn gọi là răng bị chấn thương. Vì một nguyên nhân nào đó mà răng bị gãy, hay bị một chấn thương nhỏ nào đó, chân răng sẽ dính liền với xương xung quanh răng. Nếu điều này xảy ra với người lớn thì tình trạng này sẽ cứ vậy kéo dài, còn nếu xảy ra với trẻ nhỏ đang lớn thì khi răng mọc sẽ mọc không đúng vị trí, ngược lại còn làm sai khớp cắn.

 Do trẻ em ngậm núm vú quá lâu hoặc mút ngón tay trong thời gian dài

Đây là một thói quen xấu của trẻ nhỏ và thói quen này kéo dài có thể gây ra các vấn đề về khớp cắn. Việc trẻ con ngậm núm vú quá lâu hoặc mút ngón tay trong thời gian dài có thể làm cho răng hàm trên nhô ra quá nhiều so với răng hàm dưới, gây ra sự chênh lệch không đồng đều.

Trẻ con bị mất răng sữa quá sớm

Nếu răng sữa của trẻ con mất quá sớm thì khi răng cố định mọc nó có thể dẫn  đến tình trạng răng mọc lệch hướng hay mọc chen chúc vị trí với các răng khác. Một số trường hợp răng cố định sẽ không mọc đầy đủ. Cũng có trường hợp răng cố định của răng kế bên mọc lên và nghiêng về khoảng trống kế bên chưa có răng cố định mọc, nó ngăn cản tình trạng mọc răng cố định bên dưới.

Từ những vấn đề trên nếu không được chú ý kỹ lưỡng hàm răng sẽ bị sai khớp cắn. Bạn cần phải theo dõi và phát hiện hiện kịp thời tình trạng và để có được liệu pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp một.

Triệu chứng bệnh lệch khớp cắn

Những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh nhân mắc bệnh sai lệch khớp cắn như sau:

Răng mọc thừa hoặc mọc chen chúc trên cùng hàm.

Răng mọc lệch đặc biệt là phần trung tâm của răng cửa hàm trên và hai răng cửa hàm dưới lệch vị trí nhau, không tạo thành một đường thẳng.

Xuất hiện khoảng trống giữa các răng hàm hoặc tỉ lệ của răng mọc cách xa nhau.

Răng hàm dưới mọc bao ra phía răng hàm trên.

Răng hô vẩu do răng hàm trên mọc chìa ra ngoài quá nhiều so với hàm dưới.

Răng khớp cắn bị hở, khi cắn phần hàm trên khít nhau nhưng răng cửa của hai hàm lại có một khoảng hở.

Vậy, khớp cắn ngược có nguy hiểm không?

Khớp cắn ngược có nguy hiểm không?

Các loại sai lệch khớp cắn, về dấu hiệu nhận biết có thể khác nhau, nhưng chung quy lại, tác hại nó mang đến cho bệnh nhân là giống nhau, đều cực kỳ nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.

Lệch khớp cắn gây mất thẩm mỹ

Hiểu được lệch khớp cắn là gì đồng nghĩa với việc, chúng ta biết được nguy hiểm đầu tiên nó gây ra, không đâu khác chính là mất thẩm mỹ. Bệnh nhân mắc phải tình trạng này luôn rất tự ti về vẻ bề ngoài, cụ thể là về hàm răng không mấy đều đẹp, khuôn mặt cứng nhắc, mất tự nhiên.

Đe dọa sức khỏe răng miệng

Răng mọc không thẳng, chồng chéo rất dễ dắt thức ăn, khó làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Nặng hơn có thể chết tủy, mất răng, đau buốt thái dương hàm,…

Ảnh hưởng đến ăn nhai

2 hàm không sát khít, không thể cắn chặt lại với nhau, đương nhiên, ăn nhai ảnh hưởng là điều không tránh khỏi. Bệnh nhân lệch khớp cắn có xu hướng chán ăn, biếng ăn do nhai kém, chủ yếu là nuốt, mất cảm giác ngon miệng khi ăn.

Cản trở giao tiếp

Tác hại cuối cùng phải kể đến đó là lệch khớp cắn gây nói ngọng, nói lắp, phát âm sai, tạo ra rào cản lớn trong giao tiếp giữa bạn và những người xung quanh, với bạn bè, đối tác.

Để phòng ngừa bệnh sai lệch khớp cắn, có thể theo dõi các khớp cắn của trẻ từ nhỏ để hạn chế các nguy cơ gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về khớp cắn ngược có nguy hiểm không và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường. Để biết chính xác nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng này cụ thể, phù hợp với trường hợp của bạn, vui lòng liên hệ Nha Khoa Sài Gòn B.H để được tư vấn.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Bản quyền thuộc https://trongranggia.net

Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận