Răng sữa bị sún là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em. Các bậc phụ huynh thường khá coi nhẹ việc này. Tuy nhiên, hậu quả của nó để lại không hề đơn giản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng sữa bị sún ở trẻ nhé!

 Răng sữa bị sún là gì ?

Sún răng là tình trạng răng sữa của trẻ bị mủn đi và thể tích của răng ngày càng giảm dần theo thời gian. Lớp vỏ cứng bên ngoài, men răng, ngà răng và buồng tủy là những thành phần cấu tạo nên răng sữa.

Do men răng và ngà răng có cấu trúc tương đối mỏng nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Răng sữa bị sún không gây cảm giác đau nhức cho trẻ. Tuy nhiên, tốc độ lây lan của nó rất nhanh. Nếu không chữa trị kịp thời nó sẽ lây lan ra các răng bên cạnh.

Hiện tượng răng sữa bị sún thường xảy ra thường xuyên và khá phổ biến ở trẻ từ độ tuổi 3 – 5 tuổi.

Xem thêm: Nhổ răng nên ăn những loại cháo nào?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị sún răng ở trẻ là gì ?

Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, các thức ăn có hàm lượng đường cao, uống sữa vào buổi đêm nhưng không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng trước khi đi ngủ.

Tình trạng sún răng ở trẻ xảy ra có thể là do trẻ bị thiểu sản men răng, thiếu canxi khiến răng dễ bị tổn thương, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Khi đang mang thai, mẹ của bé sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng của bé phát triển không tốt.

Vệ sinh răng miệng của trẻ hàng ngày không được sạch, mảng thức ăn bám dính lâu ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng.

Ngoài ra, việc trẻ bị vàng răng cũng ảnh hưởng không tốt đến men răng.

Việc răng sữa bị sún đã gây ra hậu quả như thế nào? 

Khi trẻ bị sún răng hầu như các bậc cha mẹ đều coi nhẹ việc đó. Bởi vì họ nghĩ rằng đến tuổi thay răng trẻ sẽ có chiếc răng mới nên không quan trọng. Đó là một suy nghĩ sai lầm, răng sữa bị sún ở trẻ có thể xảy ra nhiều nguy hại như:

Trẻ gặp khó khăn khi nhai do chân răng nằm sát vào lợi. Khi răng sữa bị sún ảnh hưởng không tốt đến tủy răng, ngà răng sữa bị lộ khiến trẻ cảm thấy đau nhức khi nhai.

Trẻ bị sún răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà nó còn khiến trẻ có nguy cơ phát âm không rõ. So với trẻ khỏe mạnh thì trẻ bị sún răng thường hay nói ngọng. Điều này khiến bé trở nên tự ti trong giao tiếp.

Chiếc răng sữa đầu tiên sẽ được thay khi trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi. Và khi trẻ 12 – 13 tuổi thì chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng đi. Cứ một chiếc răng sữa rụng đi sẽ có  một chiếc răng vĩnh viễn mọc lên để thay thế. Do vậy chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Răng sữa bị sún quá sớm, lợi sẽ có xu hướng đóng kín dần. Điều này khiến cho răng sữa gặp khó khăn trong việc mọc lên: có thể mọc lệch gây mất thẩm mỹ, hay mọc ngầm,….

Nơi răng sữa bị sún có rất nhiều vi khuẩn gây hại tập trung tại đó xâm nhập phá hủy chiếc răng. Điều này gây ra tình trạng viêm nhiễm và có ảnh hưởng không tốt, khiến răng vĩnh viễn gặp khó khăn trong sự phát triển.

Khi trẻ còn nhỏ phụ huynh nên tập cho trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách. 

Cách trị răng sữa bị sún ở trẻ như thế nào?

Cách tốt nhất là đưa trẻ đến nha khoa để khám bởi những cách trị liệu dân gian không hoàn toàn khắc phục được tình trạng sún răng ở trẻ. Khi răng bị sún ở mức độ nhẹ bác sĩ sẽ tiến hành trám răng cho trẻ để tránh việc lây lan sang các răng bên cạnh. Nếu sún răng nặng, bác sĩ sẽ xem xét độ tuổi của trẻ để quyết định xem nên giữ hay nhổ bỏ. Bởi vì, nếu nhổ răng quá sớm sẽ có nhiều tác động xấu đến răng vĩnh viễn sau này.

Xem thêm: Cách khắc phục tình trạng răng thưa của trẻ

Cách phòng ngừa và trị răng sún cho trẻ như thế nào cho hiệu quả?

Cần vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ

Các bậc cha mẹ cần vệ sinh đúng cách răng miệng của bé kể cả khi bé chưa mọc chiếc răng nào. Khi răng bé chưa mọc thì cha mẹ vệ sinh khoang miệng cho bé bằng cách lấy gạc hoặc khăn mềm sạch lau. 

Khi bé đã mọc răng cha mẹ hướng dẫn bé đánh răng hàng ngày với loại bàn chải lông mềm để tránh việc bé bị đau và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Hãy tạo thói quen đánh răng cho trẻ hàng ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để bé có một hàm răng trắng đẹp.

Chế độ ăn uống hợp lý

Trẻ con thường rất thích ăn các đồ ngọt như bánh, kẹo, sô-cô-la,…. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều những đồ ngọt đó ảnh hưởng không tốt đến răng miệng. Vì vậy cha mẹ cần hạn chế cho con ăn những thực phẩm đó.

Để cho răng chắc khỏe, phụ huynh nên cho con ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi, magie, chất xơ,… có nhiều trong trứng, cá,…

Chú ý khi cho bé sử dụng thuốc 

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vàng răng, có tác động xấu đến men răng chính là thuốc kháng sinh. Nếu chưa có chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ không nên cho con uống thuốc một cách bừa bãi.

Một số thói quen xấu cần loại bỏ 

Trẻ nhỏ bị sún răng sớm cũng là do hay có thói quen ngậm cơm trong miệng, bú đêm,… Cần loại bỏ ngay những thói quen này bởi nó tác động xấu đến cấu trúc xương hàm và quá trình phát triển răng sau này.

Đưa trẻ đi khám răng định kỳ

Ngay từ khi con còn rất nhỏ, cha mẹ nên quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng cho con để bé có một hàm răng trắng và khỏe mạnh.

Cha mẹ nên đưa con đến trung tâm nha khoa để khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Điều này sẽ ngăn chặn được tình trạng răng mọc lệch, sún răng ở trẻ.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra về nguyên nhân, hậu quả,cũng như cách trị, cách phòng ngừa khi bị sún răng. Nếu như cha mẹ chưa biết đến nha khoa nào uy tín, hay còn nhiều thắc mắc cần hỗ trợ thì nha khoa Sài Gòn B.H là một địa chỉ khá tin cậy. Liên hệ ngay tới hotline 1800 1015 để được tư vấn nhé. 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Bản quyền thuộc https://trongranggia.net

Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận