Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến. Cách xử lý bệnh sâu răng được nhắc tới nhiều nhất chính là trám răng. Vậy, cụ thể thì phương pháp trám răng sâu là gì, hãy cùng tìm hiểu kỹ về phương pháp này qua các thông tin dưới đây.

Trám răng sâu là gì?

Trám răng sâu là phương pháp xử lý tình trạng sâu răng, giúp khôi phục lại hình dáng và chức năng của chiếc răng thật. Kỹ thuật này được sử dụng cho nhiều mức độ sâu răng khác nhau, tùy vào từng mức độ sâu răng, thao tác và các bước điều trị sẽ có sự khác biệt nhất định. 

Tại các nha khoa cao cấp, uy tín, kỹ thuật hàn trám răng tiên tiến bậc nhất được ứng dụng để đem lại cho bệnh nhân trải nghiệm thoải mái nhất khi điều trị răng sâu, đồng thời đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, đạt kết quả điều trị sâu răng như ý.

Quy trình trám răng sâu như thế nào?

Quy trình trám răng sâu được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Khám kiểm tra răng miệng

Đầu tiên, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra răng miệng, xác định các vị trí sâu răng và đánh giá mức độ sâu răng. Nếu nghi ngờ răng sâu có thể đã lan tới phần tủy, bệnh nhân sẽ được chụp X-quang để kiểm tra tủy răng. Tủy răng có dấu hiệu tổn thương thì sẽ cần điều trị tủy trước khi trám răng, còn nếu không có tổn thương thì có thể tiến hành trám răng ngay.

Bước 2: Tạo hình xoang trám

Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành vệ sinh sạch vị trí lỗ sâu răng, khoan mài tạo một xoang kích thước phù hợp để chứa vật liệu trám răng. Ở bước này, nếu bệnh nhân không điều trị tủy thì sẽ được tiến hành mài tạo xoang trám chứa vật liệu trám răng ngay. Còn nếu bệnh nhân trị tủy thì sẽ được lấy tủy răng trước, sau khi trị tủy xong thì mới bắt đầu tạo xoang trám phù hợp.

Bước 3: Trám răng

Vật liệu trám sẽ được lấp đầy vào xoang trám, bít kín lỗ sâu răng. Vật liệu trám và kỹ thuật trám răng sẽ được bác sĩ nha khoa tư vấn sao cho phù hợp nhất với tình trạng, mức độ sâu răng của bệnh nhân. Khi vật liệu trám răng đã khô, đã bám vào răng thật, bác sĩ tiến hành mài tạo hình phần vật liệu trám để bề mặt răng tự nhiên, hài hòa như răng thật, tránh tình trạng vướng cộm sau trám răng.

Bước 4: Kiểm tra và hoàn tất trám răng

Bước cuối cùng, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bệnh nhân cảm thấy thoải mái sau khi trám răng hay chưa, răng có bị vướng cộm gì không. Sau đó, bác sĩ nha khoa vệ sinh loại bỏ vật liệu còn sót lại và hoàn tất quy trình trám răng sâu.

Vật liệu nào sử dụng trám răng sâu?

Vật liệu sử dụng trám răng là một trong những thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề trám răng sâu là gì. Bệnh nhân hãy tham khảo trước các vật liệu trám răng để hiểu được thông tin tư vấn từ bác sĩ nha khoa. Hiện nay, các vật liệu phổ biến dùng để trám răng như:

– Hỗn hợp bạc Amalgam

Vật liệu Amalgam chịu lực ăn nhai tốt, độ bền cao. Đây là vật liệu có độ bền cao bậc nhất trong số các vật liệu sử dụng trám răng. Chi phí để trám răng Amalgam cũng rất rẻ. Amalgam rất phù hợp để trám răng ở vị trí răng hàm, đóng vai trò ăn nhai chính.

Amalgam mặc dù có ưu điểm về độ bền, tuy nhiên cũng tồn tại các nhược điểm như tính thẩm mỹ thấp do màu sắc khác hoàn toàn màu răng thật, có thể làm răng thật bị xám đi sau một thời gian. Để hàn trám sử dụng vật liệu Amalgam sẽ cần tạo hình xoang trám khá rộng, điều này chưa thực sự tốt cho răng thật. Do đó, hiện nay, vật liệu này đã không còn được sử dụng nhiều như trước.

– Composite

Composite là vật liệu sử dụng phổ biến bậc nhất hiện nay để trám răng. Composite có ưu điểm là an toàn, màu sắc giống màu răng thật, tính thẩm mỹ cao, đáp ứng đủ tiêu chuẩn độ bền. Composite tương thích tốt với môi trường sinh hóa khoang miệng, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Vật liệu này ngoài sử dụng để trám răng sâu còn có thể sử dụng để trám răng bị mẻ vỡ, nứt vết bề mặt rất linh hoạt. Hơn nữa, vật liệu này thích hợp để trám cả răng hàm và răng cửa.

Composite có độ bền khoảng trên dưới 5 năm, sẽ có hiệu quả tốt hơn nếu sử dụng để trám các lỗ sâu nhỏ. Chi phí trám răng composite cao hơn so với trám răng sử dụng Amalgam.

– Trám răng bằng GIC

Vật liệu GIC được ứng dụng vào hàn trám răng trong những năm gần đây. Ưu điểm của trám răng GIC là tính thẩm mỹ cao do màu sắc giống răng thật. Trám GIC rất phù hợp với các răng mới bị sâu, lỗ sâu nhỏ. 

Như vậy, với các thông tin trám răng sâu là gì trên đây, bệnh nhân có thể cơ bản hiểu được về phương pháp này. Nếu bệnh nhân đang nghi ngờ hoặc phát hiện bị sâu răng, hãy tới nha khoa Sài Gòn B.H để được tư vấn cụ thể nhất.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Bản quyền thuộc https://trongranggia.net

Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận