Hôi miệng là  vấn đề khiến nhiều người bị mất tự tin khi giao tiếp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc và đời sống của người mắc bệnh hôi miệng. Vì vậy, không ít người tìm đến các biện pháp giúp hơi thở trở nên thơm tho trong đó có gứng tươi. Bài viết này sẽ tổng hợp các cách chữa hôi miệng bằng gừng tại nhà mới nhất.

Bệnh hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, gây ra nhiều điều bất tiện trong giao tiếp cũng như sinh hoạt hằng ngày. Hôi miệng do vi khuẩn tạo mùi phát triển bên trong khoang miệng khi không được vệ sinh rặng miệng thường xuyên sau khi ăn .Các hợp chất lưu huỳnh do những vi khuẩn này tiết ra làm cho hơi thở có mùi.

Hôi miệng là  vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều người hay phải giao tiếp. Tuy nhiên, có thể ngăn ngừa hơi thở có mùi bằng một số phương pháp đơn giản và gần gũi như đánh răng ngay sau khi ăn. Trong đó, nổi bật còn có phương pháp điều trị hôi miệng bằng gừng cũng rất hiệu quả.

Từ xa xưa, gừng đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian để làm dịu cơn đau dạ dày, giảm cân… Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, có những cách trị hôi miệng bằng gừng cũng  rất hữu hiệu mà đơn giản ngay tại nhà.

Tại sao gừng có thể trị được bệnh hôi miệng

Theo nghiên cứu, trong thành phần của gừng có chứa hàm lượng lớn các chất như: Zingiberen, tinh dầu, Curcumen, cùng các hợp chất Alcol Geraniol, Linalol, Borneol, Zingeron, Zingerol… có khả năng giảm hôi miệng hiệu quả.

Bên cạnh đó, hợp chất 6-Gingerol được tìm thấy trong loại củ này có khả năng kích thích các Enzym chứa trong nước bọt phân hủy các chất có mùi hôi trong miệng, từ đó giúp hơi thở luôn thơm tho, mát lành.

Nguyên tắc hoạt động của hợp chất này là làm cho mức độ của Enzym Sulfhydryl Oxidase 1 trong nước bọt tăng gấp 16 lần chỉ trong vài giây. Kết quả của các nghiên cứu phân tích nước bọt và hơi thở cho thấy, Enzyme Sulfhydryl Oxidase 1 sẽ phá vỡ các hợp chất chứa Sulphher gây mùi – nguyên nhân chính dẫn đến chứng hôi miệng.

Đặc biệt, hàm lượng Axit Citric trong gừng có thể làm tăng hàm lượng Ion Natri của nước bọt, nhờ đó mà lượng khoáng chất hòa tan trong nước bọt cũng tăng theo tỷ lệ với lượng nước bọt, giảm mùi hơi thở khó chịu.

Theo giáo sư Thomas Hofmann, người đứng đầu Viện Sinh học Hệ thống Thực phẩm Leibniz tại TUM cho biết “gừng có thể làm giảm nồng độ chất tạo mùi trong hơi thở thông qua việc làm gia tăng đáng kể lượng sulfhydryl oxidase, gây ra sự suy giảm oxy hóa của 2-furfurylthiol tạo mùi hôi. Do đó, sulfhydryl oxidase có thể được coi là một thành phần của mạng lưới phân tử kích hoạt cơ chế làm sạch miệng sau khi ăn.”

Ông cũng cho rằng, phát hiện này có thể góp phần vào sự phát triển trong tương lai của các sản phẩm vệ sinh răng miệng.

Chính vì vậy, không khó hiểu khi gừng luôn dẫn đầu danh sách các mẹo trị hôi miệng bằng các phương pháp tự nhiên.

3 Cách chữa hôi miệng bằng gừng ngay tại nhà đơn giản

1. Súc miệng bằng nước gừng

Nguyên liệu:

-1 củ gừng tươi

-1 ly nước lọc

Cách thực hiện:

-Bước 1: Rửa sạch gừng tươi, cạo vỏ thái thành từng lát mỏng.

-Bước 2: Cho gừng vào nồi, đun sôi với nước nôi trong 5 đến 10 phút. Lưu ý, đun với lửa nhỏ để không làm mất tinh dầu và các chất  chữa hôi miệng có trong gừng.

-Bước 3: Tắt bếp, lọc lấy nước gừng và để nguội sau đó dùng súc miệng

Để đạt hiệu quả trị hôi miệng tốt nhất, cần súc miệng với nước gừng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 7 phút. Nếu kiên trì áp dụng cách chữa hôi miệng bằng gừng này trong 3 tuần liên tục, tình trạng hơi thở có mùi không chỉ giảm đáng kể mà còn ngăn ngừa được bệnh sâu răng.

2. Chữa hôi miệng bằng gừng và muối

Nguyên liệu:

-1 củ gừng tươi

-Nửa muỗng muối.

-Ít nước lọc.

Cách thực hiện:

-Bước 1: Rửa sạch gừng tươi, cạo vỏ thái thành từng lát mỏng.

-Bước 2: Cho gừng, muối và một ít nước vào máy xay nhuyễn.

-Bước 3: Lọc hỗn hợp vừa xay qua để lấy nước cốt. Phần bã có thể sử dụng để nhai nếu cần.

Súc miệng bằng dung dịch vừa lọc được 2 lần/ngày để chữa hôi miệng. Ngoài ra, có thể pha hỗn hợp muối và gừng này với nước ấm để đạt hiệu quả tốt.

3. Chữa hôi miệng bằng gừng và chanh

Nguyên liệu:

-1 củ gừng tươi

-2 muỗng nước cốt chanh

-Nước ấm

Cách thực hiện:

-Bước 1: Rửa sạch gừng tươi, cạo vỏ thái thành từng lát mỏng.

-Bước 2: Cho gừng và một ít nước vào máy xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước cốt

-Bước 3: Trộn nước cốt chanh và nước cốt gừng trong nước ấm để tạo thành nước súc miệng.

Những lưu ý khi trị hôi miệng bằng gừng

Khi áp dụng gừng để điều trị bệnh hôi miệng tại nhà, bạn nên giữ cả vỏ khi chế biến. Nếu bạn bị viêm lợi hoặc viêm chân răng thì cần thực hiện các công thức trên trong một thời gian dài mới có kết quả. Riêng đối với bệnh sâu răng, gừng chỉ có tác dụng giảm đau chứ không thể nào điều trị tận gốc do đó cũng chỉ có thể làm át đi mùi hôi miệng trong một thời gian ngắn.

Nếu muốn trị tận gốc mùi hôi miệng, bạn cần tìm đến nha khoa uy tín gần nhất để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên ngành. Bên cạnh đó, cần kết hợp việc điều trị với thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày

Hãy nhớ vệ sinh kĩ răng miệng sau mỗi bữa ăn, dùng chỉ nha khoa lấy thức ăn thừa ở kẻ răng và đặc biệt không nên ăn quá nhiều thực phẩm có mùi  như hành lá, hẹ, tỏi, hành tây… Đến nha khoa cạo vôi răng 6 tháng/lần cũng là một cách hay để ngăn ngừa bệnh hôi miệng.

+Phụ nữ có thai, người bị tiểu đường, bệnh tim, cao huyết áp không nên sử dụng gừng vì trong gừng có tính nóng, có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi và làm tăng huyết áp.

+Không uống trà gừng khi thời tiết nắng nóng, làm việc nặng, đổ mồ hôi, mệt mỏi. Người bị bệnh cao huyết áp cũng không nên uống trà gừng.

+Nếu có thể, nên để nguyên vỏ của củ gừng và rửa sạch, hoặc hạn chế gọt vỏ quá sâu để tránh làm mất những chất chữa hôi miệng có trong gừng.

+Người dùng thuốc aspirin và coumarin, rượu, bia, thuốc lá qua 5 tiếng mới sử dụng gừng để trị hôi miệng

 

 

 

 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: ,

Bản quyền thuộc https://trongranggia.net

Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận