Hầu như trong chúng ta ai cũng có nhu cầu cải thiện khuôn mặt, sở hữu một chiếc  mũi cao nhưng lại sợ việc tiến hành phẫu thuật với những rủi ro không đáng có. Hiểu được điều đó, phương pháp mewing ra đời giúp mũi trông cao hơn, gương mặt trông thon gọn hơn, xương hàm trở nên đẹp hơn một cách tự nhiên mà ai cũng có khả năng thực hành ngay tại nhà.

Mewing là gì?

Phương pháp Mewing được lấy tên từ chính người sáng tạo ra nó, bác sĩ John Mew. 

Được sáng tạo từ năm 1966 và đã áp dụng vào phòng mạch tư của mình nhưng đến năm 2012, tập mewing mới được biết đến rộng rãi nhờ con trai ông là Mike New thông qua các video thực hành được up lên kinh riêng Youtube orthotropics

Hiểu một cách đơn giản, Mewing thực chất là bài tập đặt lưỡi đúng cách. Ở bài tập này chúng ta sẽ đặt toàn bộ phần lưỡi lên vòm họng trong khi răng khép lại ở trạng thái nghỉ ngơi, thoải mái.

Việc đặt lưỡi đúng cách sẽ giúp cải thiện khuôn mặt, phần xương hàm trở nên sắc nét và đẹp hơn. Nếu duy trì thực hiện mewing lâu dài thì phần mũi và cằm sẽ trở nên cao hơn.

Cách đặt lưỡi mewing đúng cách?

Bao gồm 4 bước sau:

Bước 1: Thả lỏng cơ thể, giữ thẳng lưng và đốt sống cổ

Bước 2: Đặt lưỡi sau răng cửa nhưng không cần chạm vào răng

Bước 3: Áp sát toàn bộ phần lưỡi ôm trọn lấy vòm miệng phía trên chứ không chỉ đầu lưỡi. Lưu ý phần môi phải đóng, răng trên và dưới chỉ chạm nhẹ vào nhau, không nghiến chặt

Bước 4: Nuốt nước bọt để đảm bảo toàn bộ lưỡi đã dính chặt vào hàm trên. Sau đó giữ nguyên vị trí lưỡi và hít thở đều bình thường bằng mũi, không thở bằng miệng.

Tập mewing bao nhiêu phút là đủ?

Trong thời gian đầu, nên tập mewing ít nhất từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Sau khi làm quen dần được vài tuần thì hãy nâng thời gian luyện tập lên, thậm chí có thể tập cả ngày cho tới khi biến việc đặt lưỡi trở thành thói quen mới thay vì cách đặt lưỡi cũ.

Nếu thực hiện tập mewing đúng cách thì sẽ cảm thấy cảm giác hơi căng ở 3 phần đó là cơ mặt, xương hàm, cằm. Còn nếu như cảm thấy đau nhức, mỏi hàm thì đây là dấu hiệu cảnh báo  bạn đang tập mewing sai cách, cần điều chỉnh lại.

Mewing cải thiện phần nào trên khuôn mặt?

+Nâng cằm: Thực hiện phương pháp mewing giúp phần cằm được độn lên, lâu dài giúp cằm trở nên cao hơn bởi khi lưỡi được đặt trong tư thế bình thường thì cằm sẽ hạ xuống, đi vào trong do có khoảng trống giữa lưỡi và vòm miệng.

+Trán bớt dô: Khi để lưỡi quá thấp khiến trán của bạn trở nên dô hơn vì khi phần cằm hạ thấp đồng thời thụt vào khi hạ thấp làm lộ phần trán dô.

+Môi nhỏ hơn: Khi phần cằm được nâng lên trong quá trình tập mewing thì phần môi cũng sẽ được nâng lên 1 ít, làm môi trông có vẻ nhỏ hơn

+Mắt bớt sâu:  Về cơ bản khi tập phương pháp mewing sẽ không thay đổi kích thước mắt nhưng nhờ vào việc điều chỉnh khung xương hàm trên khuôn mặt nên mắt sẽ nhìn bớt sâu hơn, trông tươi tỉnh hơn.

+Sống mũi cao: Áp dụng tập mewing lâu dài sẽ giúp phần cấu trúc xương hàm trên được điều chỉnh, ít ngã về sau tạo cảm giác mũi được nâng cao hơn. Sống mũi cao giúp mở rộng đường thở, làm giảm viêm xoang, viêm mũi.

+Cải thiện cằm lẹm, răng hô: Xương hàm trên khi được nâng lên cao, mở rộng hơn và đưa ra trước giúp cải thiện cằm lẹm, khả năng ăn nhai cũng tốt hơn.

+Chữa móm hàm trên: Bình thường khi lưỡi đặt thấp, phần môi trên bị kéo lên khi môi dưới bị hà thấp, từ đó khi cười sẽ dễ lộ ra phần hàm trên. Với mewing thì nụ cười của bạn sẽ rộng hơn về bề ngang thay vì dọc.

+ Khắc phục tình trạng thở bằng miệng,  khớp cắn sâu do thói quen, làm răng bớt khấp khểnh trở nên đều hơn khi tập mewing lâu dài từ 8 tháng trở nên.

Trường hợp nào không nên tập phương pháp mewing?

+ Người bị hô 2 hàm khi tiến hành tập mewing có thể khiến răng bị hô còn nặng hơn. Trường hợp bị hô 2 hàm nặng bạn nên tiến hành khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn niềng răng khắc phục tình trạng này.

+ Người đang tiến hành niềng răng cũng không có tác dụng khi tập mewing do việc tiến hành niềng răng tạo lực kéo 2 hàm vào trong, mewing tạo lực đẩy ra ngoài gây phản tác dụng.

+ Người có khớp cắn sâu do cấu trúc xương gây ra không nên thực hiện mewing. Chỉ nên tập luyện khi bị khớp cắn sâu do thói quen xấu như đẩy lưỡi, bú bình…

+Người bị hẹp hàm tập mewing gây khó thở hoặc khó khăn khi ăn nhai do khuôn hàm quá nhỏ không có chỗ để đặt toàn bộ lưỡi.

Độ tuổi nào thì thích hợp để tập mewing

Độ tuổi thích hợp nhất để tiến hành tập mewing là dưới 18 tuổi, do trong quá trình dậy thì cấu trúc xương mặt thay đổi làm việc cải thiện câu trúc xương mặt diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu như bạn đã trưởng thành và có tuổi thì việc tập luyện mewing cũng không có vấn đề gì, ngay cả trẻ em cũng có thể luyện tập mewing từ sớm.

Các chuyên gia nói gì về phương pháp tập mewing

Kể từ khi được biết đến rộng rãi, phương pháp mewing được nhiều người cho là hiệu quả và đã, đang được nghiên cứu để có thể đưa ra những đánh giá khách quan. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu bổ sung khác giúp khẳng định vai trò của tư thế lưỡi như:

+ Nghiên cứu tại đại học Aga Khan cho thấy tư thế đặt lưỡi có ảnh hưởng đáng kể tới mối quan hệ giữa xương hàm và độ rộng cung răng.

+Nghiên cứu đăng tại tạp chí chỉnh nha Châu Âu Nhấn mạnh rằng: Vòm miệng nhỏ hơn tương ứng tư thế lưỡi thấp hơn và ngược lại.

+ Theo 1 nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Chỉnh nha Hàn Quốc đã ghi lại về lợi ích của đặt lưỡi đúng tư thế có hỗ trợ cho sự phát triển của gương mặt. Theo dẫn chứng của tạp chí thì bệnh nhân 19 tuổi đã có thể chỉnh cằm lệch, hóp trong vòng 2 năm.

GS Mew người đặt nền móng cho phương pháp Mewing và trường phái orthotropics cũng đã thực hiện và chia sẻ nhiều nghiên cứu:

+Trong cuốn sách đáng chú ý “The Tropical Premise” ông  nói rằng: “Sự phát triển lý tưởng của xương hàm và răng phụ thuộc vào tư thế miệng đúng với lưỡi đặt thả lỏng trên vòm miệng, môi ngậm kín, răng tiếp xúc nhẹ trong khoảng thời gian 4-8h một ngày”.

+ Việc luyện tập tư thế đúng của lưỡi khi còn nhỏ sẽ dễ dàng hơn và người càng trẻ càng có cơ hội cải thiện hình dáng khuôn mặt của mình.

+ Một nghiên cứu của ông được công bố trên tạp chí X quang và Ung thư học năm 2018 cho thấy vị trí của lưỡi ở trẻ em từ 3-5 tuổi có liên quan chặt chẽ tới rối loạn khớp cắn và khớp cắn hở vùng răng trước. Bằng cách điều chỉnh tư thế đúng của lưỡi thì khớp cắn sẽ được phát triển bình thường.

Còn tại Việt Nam, Bác sĩ Thọ công tác ở bệnh viện Vinmec cho biết: “Tôi có tìm hiểu qua về phương pháp này, cơ bản là chưa đủ thông tin (các bằng chứng khoa học, các nghiên cứu, các bài báo…) để khẳng định phương pháp có hiệu quả, còn nhiều tranh cãi. Về hỗ trợ hô hấp, thở miệng, ngủ ngáy, … thì có thể cải thiện được. Còn điều chỉnh khung xương, thon gọn, đường jawline thì chưa có đủ dữ liệu”.

Như vậy với rất nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào có đủ bằng chứng lâm sàng để làm cơ sở khoa học chứng minh. Tuy nhiên, phương pháp mewing ngày càng lan rộng và  đang không ngừng phát triển.

Theo thời gian sẽ càng có nhiều nhà khoa học dành sự quan tâm đến phương pháp này hơn, từ đó có thêm nhiều nghiên cứu về chủ đề này  

Giới trẻ nói gì về mewing

Dạo quanh 1 vòng các diễn đàn lớn và hội nhóm  trên mạng xã hội, dễ nhận thấy một điều là phương pháp mewing được đông đảo giới trẻ tin tưởng ủng hộ. 

Vào năm 2019, khi các trào lưu thử thách “challenge me”  phát triển trên mạng xã hội tiktok thì mewing lại gây sốt  trở lại. Các Youtuber làm thành chuỗi thực hiện thử thách và sau đó đánh giá kết quả sau 1 năm thực hiện.

Theo lời các Youtuber đã hoàn thành thử thách, phương pháp này thần kỳ đến mức có thể điều trị được nhiều khuyết điểm khác nhau như vấn đề phát âm, loạn khớp thái dương hàm, chống ngáy, điều chỉnh thế mọc răng khôn, nâng mũi, làm cho khuôn mặt cân đối…

Mewing có thể làm mũi cao lên không?

Luyện tập mewing đúng cách từ 8 tháng trở lên giúp các đường nét trên khuôn mặt dần trở nên góc cạnh. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy việc đặt lưỡi đúng vị trí thực sự giúp mũi cao hơn, đường thở được mở rộng, hạn chế tối đa tình trạng viêm mũi và viêm xoang. 

Xương hàm trên sau một thời gian tập mewing được nâng cao, mở rộng và đưa ra trước. Người tập mewing thời gian dài cải thiện được tình trạng cằm lệch, nâng cao hiệu quả khi ăn nhai.

Thực hiện phương pháp mewing bao lâu thì có kết quả?

Hiện nay có 2 phương pháp Mewing được biết  rộng rãi nhất:

Soft Mewing: hay còn gọi là Mewing mềm là kỹ thuật tập luyện cơ bản và nhẹ nhàng nhất. Với kỹ thuật này, người luyện tập chỉ việc đặt lưỡi sao cho đúng vị trí – toàn bộ phần lưỡi ép vào vòm miệng trên là được. 

Những người mới tập nên áp dụng phương pháp này, thời gian để thấy rõ hiệu quả từ 8 tháng đến 1 năm.

Hard Mewing: Phương pháp này đòi hỏi việc luyện tập chăm chỉ và khó hơn. Với hard mewing, ngoài việc đặt lưỡi đúng vị trí, bạn cần phải dùng một lực mạnh ép lên lưỡi bằng cách nuốt nước bọt. 

Có nhiều reviewer kể rằng với phương pháp này nếu luyện tập thường xuyên thì chỉ cần 2-4 tháng là có kết quả ngay lập tức. Tuy nhiên rất nhiều bác sĩ chỉnh nha hàng đầu thường khuyến cáo không nên tập Hard Mewing. Nguyên nhân bởi vì nếu tập luyện mewing không đúng cách sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như lệch mặt, đau cơ, xô lệch răng,…

Những sai lầm thường gặp khi tập mewing

+ Thở bằng miệng: Là lỗi sai có thể gây hậu quả nghiệm trọng. Thở bằng miệng trong thời gian dài làm gương mặt bị biến dạng như: môi trên bị kéo lên cao, hàm dưới ở tư thế mở, khuôn mặt bị kéo dài, cằm lẹm và các răng cửa  không chạm được nhau. 

+ Sử dụng nhiều lực lên 2 hàm: Phương pháp mewing nhằm mục tiêu đặt lưỡi đúng vị trí, từ đó hình thành thói quen thở bằng mũi. Ngoài ra trong khi luyện tập mewing, một phần lực sẽ gián tiếp tác động lên vòm hàm trên và điều chỉnh lại khuôn mặt lệch, móm, giúp mũi trông cao hơn,…Nếu như nghiến răng trong quá trình luyện tập, lực từ lưỡi sẽ tác động quá nhiều và vô tình làm rối loạn quá trình di chuyển của hàm trên, tạo nên nhiều biến chứng không đáng có.

+ Cắn chặt răng, nghiến răng: Việc khép răng rất quan trọng nhưng cần lưu ý không  nên tác động quá nhiều lực lên răng bởi khi đó răng sẽ bị mài mòn và tổn thương nếu thực hiện trong thời gian dài. Tập mewing sai cách sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng nếu không điều chỉnh kịp thời.

+Tư thế đặt lưỡi sai: Đặt lưỡi không đúng vị trí khi tập mewing là lỗi cơ bản mà nhiều người thường mắc khi mới tập gặp phải. Nếu chỉ chạm đầu lưỡi hoặc một ít thân lưỡi lên vòm trên thì sẽ không tạo được áp lực hỗ trợ hàm, từ đó hiệu quả mewing không có tác dụng. 

+ Mất kiên nhẫn: Đây là bài tập chức năng, không phải liệu pháp trị liệu nên đòi hỏi thời gian luyện tập lâu dài. Để có kết quả khả quan và rõ ràng, người tập mewing cần kiên trì thực hiện từ 6 tháng đến 1 năm. 

Tập mewing sai cách dẫn đến những rủi ro nào?

+Gây lệch mặt: Rủi ro đầu tiên xảy ra khi luyện tập mewing sai cách đó là ảnh hưởng tiêu cực đến hình thể khuôn mặt. Tập sai trong thời gian dài dẫn đến việc hàm dưới bị kéo lại phía sau hoặc tụt xuống dưới gây nên tình trạng lệch mặt. Điều này sẽ khiến khuôn mặt bị mất thẩm mỹ nghiêm trọng làm bạn mất tự tin, ngại giao tiếp.

+Gây ra thâm quầng mắt: Khi tập mewing sai thì phần cấu trúc xương hàm bị điều chỉnh khiến gương mặt cũng thay đổi theo. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là phần quầng thâm mắt ngày càng lộ rõ, qua đó bạn cần phải thay đổi phương pháp tập ngay.

+Đau cơ hàm: Trong lúc thực hiện phương pháp mewing nếu giữ các răng nghiến chặt vào nhau sẽ khiến hàm bị đau gây mỏi hàm. Chỉ nên ngậm môi, 2 hàm cách nhau 1 khoảng nhỏ, hạn chế cắn chặt răng khi luyện tập.

+Mỏi cơ lưỡi, cằm biến dạng: Đặt lưỡi sai cách bằng cách chỉ chạm phần đầu lưỡi sẽ dẫn đến tình trạng phần cằm bị kéo dài ra mà sai cấu trúc. Những ai đang bị lệch cằm khi tập mewing không đúng phương pháp sẽ khiến tình trạng lệch lạc trở nên nặng hơn.

Phương pháp Mewing được đông đảo mọi người tin tưởng rằng sẽ có tác dụng thay đổi cấu trúc gương mặt, tuy nhiên quá trình này đòi hỏi sự kiện trì, thời gian cũng như việc tập luyện lâu dài đúng phương pháp.  Hy vọng với những thông tin bên trên, bạn đã có thêm kiến thức mới về phương pháp làm đẹp được nhiều bạn trẻ áp dụng hiện nay.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: ,

Bản quyền thuộc https://trongranggia.net

Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận