Tầm quan trọng của việc lên thực đơn cho người bệnh sau khi nhổ răng quan trọng tương tự như đối với việc phục hồi sức khỏe do bất cứ lý do phẫu thuật nào khác. Nhưng đặc điểm khác biệt ở đây là người bệnh mới nhổ răng cần ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp… Để thuận tiện cho các bệnh nhân trong bài viết này chúng tôi gợi ý 7 món cháo bổ dưỡng cho để bạn có thể lên thực đơn cho nhiều ngày, trả lời cho câu hỏi nhổ răng ăn cháo gì của nhiều người bệnh đã gửi đến Nha khoa Sài Gòn B.H.
Vì sao sau khi nhổ răng bệnh nhân cần ăn cháo
Đầu tiên khi mới nhổ răng xong, bệnh nhân vẫn còn có cảm giác đau xương hàm, đau nhức vết thương trong khoang miệng nên ăn những món ăn dai, cứng sẽ khó khăn hơn bình thường. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng mất máu cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng chính vì vậy, các món ăn được chế biến cho người bệnh nên đảm bảo 2 tiêu chí là dễ tiêu và giàu dinh dưỡng nhằm cung cấp năng lượng cũng như nguyên liệu cho quá trình tái tạo, phục hồi cơ thể.
Xét theo 2 tiêu chí trên, cháo chính là món ăn phù hợp nhất, thỏa mãn đầy đủ đầy đủ các yếu tố cần thiết đối với quá trình phục hồi sức khỏe của người mới ốm. Tùy theo khẩu vị và sở thích của người bệnh, bạn có thể lựa chọn các món cháo khác nhau như: Cháo hành, cháo thịt gà, cháo cá hồi, cháo tía tô, cháo cá,…
Xem thêm: Cách khắc phục tình trạng răng thưa cho trẻ
Yêu cầu khi nấu cháo dinh dưỡng cho người bệnh mới nhổ răng
Đầu tiên bạn nên chú ý đến khẩu vị của người bệnh, cần chú ý đến lời dặn nên ăn gì và không nên ăn gì của bác sĩ. Chú ý chọn loại cháo giàu dinh dưỡng nhất để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Ví dụ: Nếu bệnh nhân sau nhổ răng bị sốt thì nên chọn cháo gà, tía tô, gừng, cháo đậu xanh. Do mất máu nhiều cần nhiều protein bổ dưỡng bạn nên nấu cháo thịt bò, cháo lươn, cháo cá hồi, cháo bồ câu, cháo gà ác…
Cách làm 3 món cháo bổ dưỡng cho người mới nhổ răng
Nấu cháo hành cho người bệnh
Khi người bệnh mới nhổ răng về có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khẩu vị bạn hãy chọn món cháo hành đơn giản, có thể kết hợp cùng thịt lợn và trứng gà nhằm mục đích bổ sung thêm dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể tùy theo sở thích mà lựa chọn nấu cháo bằng gạo nếp hoặc gạo tẻ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Gạo tẻ: 80g;
Gạo nếp: 50g;
Thịt lợn: 250g;
Trứng gà: 1 quả;
Hành khô: 2 củ;
Hành lá: 2 – 3 nhánh;
Rau mùi: 50g;
Gia vị: muối, nước mắm, hạt tiêu,…
Cách nấu cháo hành:
Bước đầu tiên, bạn đem gạo tẻ hoặc gạo nếp đã chuẩn bị đi vo sơ, rồi bắc bếp nấu cháo và đun với lửa nhỏ. Để cháo nhanh nhuyễn hơn, bạn có thể châm thêm nước lạnh;
Làm sạch thật kỹ thịt heo, tiếp đó băm nhuyễn và ướp thịt heo với các loại gia vị trong khoảng 15 – 20 phút;
Cho một ít dầu vào chảo, đem hành phi thơm, đồng thời đổ thịt băm đã ướp gia vị xào chín cùng;
Đem thịt băm xào hành thả vào nồi cháo và đảo quyện. Khi cháo đã chín, đập sẵn trứng vào tô rồi múc cháo đang sôi đổ vào khuấy đều cho chín trứng.
Lúc này, bạn chỉ cần rắc thêm chút hành lá và rau mùi (nếu thích) là có thể thưởng thức ngay món cháo hành nóng hổi.
Cách nấu cháo gà
Bên cạnh cháo hành, cháo gà cũng là một trong những món cháo rất phổ biến được nhiều người lựa chọn chế biến cho người ốm. Để tiết kiệm thời gian nấu cháo, bạn nên chọn gà tươi ngon và chế biến sẵn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Gạo: 200g;
Gà: 1 con;
Hành khô: 2 củ;
Hành tây: 1 củ;
Hành lá: 2 – 3 nhánh;
Gừng: 1 nhánh to;
Cà rốt: 1/2 củ;
Gia vị: mắm, muối, hạt tiêu…
Cách nấu cháo gà:
Rửa sạch gà, xát muối nhằm khử bớt mùi tanh;
Vo sơ gạo rồi ngâm nước khoảng 2 – 3 tiếng sẽ tiết kiệm được thời gian nấu cháo;
Để món cháo thịt gà được ngon hơn, bạn hãy cho gạo vào chảo để rang, đến khi gạo vàng thơm thì có thể tắt bếp;
Thêm nước, gạo và gà đã rửa sạch vào nồi, đun lửa vừa tầm 1 tiếng. Để tránh bị trào khi sôi, bạn nên mở hé nắp nồi;
Trong thời gian đợi cháo nhừ, bạn hãy bắt tay sơ chế các nguyên liệu khác: cắt khúc hành lá, thái hạt lựu hành tây và cà rốt, phi thơm hành khô, đập dập gừng;
Bạn kiểm tra thấy gạo đã nở và gà đã chín mềm thì bước tiếp theo là cho các nguyên liệu bạn vừa sơ chế vào rồi nêm gia vị nấu thêm chừng 15 – 20 phút;
Múc cháo ra tô và rắc hành phi cùng hành lá để món cháo trông hấp dẫn hơn, lúc này bạn đã có một tô cháo thịt gà giải cảm thơm ngon.
Cháo tôm rau ngót
Cháo tôm rau ngót là một món ngon có vị thanh ngọt rất dễ ăn, phù hợp với những người bệnh nhạt miệng, không có cảm giác ngon miệng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Gạo: 1⁄2 chén;
Tôm bóc vỏ: 100g;
Rau ngót: 1 mớ;
Gia vị: mắm, muối, tiêu,…
Cách nấu cháo tôm rau ngót:
Bước đầu tiên, bạn đem gạo vo sạch rồi đem ninh kỹ thành cháo.
Rửa sạch tốt rồi bóc vỏ, loại bỏ chỉ đen và băm nhỏ thịt tôm rồi đem ướp gia vị. Đối với rau ngót, chỉ cần rửa sạch rồi thái nhỏ;
Trong thời gian đợi cháo chín, đem hành khô phi thơm sau đó trút tôm đã ướp gia vị vào đảo đều, bạn thấy khi nào thịt tôm săn lại và chuyển sang màu hồng thì tắt bếp;
Đem tôm phi cùng rau ngót trút vào nồi cháo đang đun, ninh vừa lửa đến khi thấy gạo nở bung thành cháo, thịt tôm chín mềm;
Bước cuối cùng, nêm nếm lại gia vị cho thật vừa với khẩu vị của người bệnh và múc ra bát để thưởng thức.
Nhổ răng ăn cháo gì không quá quan trọng, miễn rằng món cháo đó bổ dưỡng, có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ 1800 1015 hoặc trực tiếp đến các chi nhánh của Nha khoa Sài Gòn B.H để được thăm khám và tư vấn.
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Kiến thức nha khoa
Bản quyền thuộc https://trongranggia.net
Hotline 1: 1800 1015
Hotline 2: ( 09 ) 43 563 565
Email: info@nhakhoasaigon.vn
Biên Hòa : 8-8B Nguyễn Ái Quốc, KP 6, P. Tân Tiến, BH, ĐN.
Hố Nai : 439 Quốc Lộ 1A,KP 9, P. Tân Biên, Biên Hòa, ĐN
TPHCM : 565 Trần Hưng Đạo, P Cầu Kho, Q1, TP Hồ Chí Minh.
![]() |
![]() |

Hãy là người đầu tiên bình luận