Viêm nha chu là bệnh răng miệng hết sức nguy hiểm mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, bệnh viêm nha chu là gì và nó nguy hiểm đến mức nào là điều không phải ai cũng biết. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin cần thiết về bệnh cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả nhất!

Bệnh viêm nha chu là gì?

Có không ít người thắc mắc rằng bệnh viêm nha chu là gì hay viêm nha chu có phải viêm nướu không? Để làm rõ điều đó, trước hết cần phải biết nha chu là gì. Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Nha chu có cấu tạo bao gồm nướu quanh chân răng, xương ổ răng bao quanh chân răng, nằm dưới nướu, hệ thống dây chằng quanh răng có tác dụng neo giữ chắc chắn răng vào xương ổ răng.

Nướu khỏe mạnh sẽ ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi có tác động từ bên ngoài, đặc biệt là vi khuẩn có hại sẽ dẫn đến những tổn thương cho nướu và xương ổ răng, gây ra bệnh viêm nha chu. Như vậy có thể thấy bệnh viêm nướu răng chỉ là một phần nhỏ của bệnh viêm nha chu và phần nào có thể hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm nha chu.

Xem thêm: Lấy tủy răng có đau không?

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh nha chu

Nguyên nhân chính của bệnh viêm nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám dọc theo cổ răng, khe răng và dưới nướu. Theo một nghiên cứu gần nhất thì vi khuẩn chiếm 90% đến 95% trong mảng bám vôi răng, tức là trong 1 mg bảng bám sẽ chứa 1 tỷ vi khuẩn. Vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám này nếu không được loại bỏ thì mảng bám sẽ bị khoáng hóa dẫn đến việc hình thành cao răng. Và chính bề mặt thô nhám của cao răng là nơi lý tưởng cho sự tích tụ vi khuẩn và khả năng gây bệnh nha chu ngày càng cao hơn.

Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua một số biểu hiện như hơi thở có mùi, nướu bị sưng đỏ, chảy máu khi chải răng, có thể xuất hiện mủ ở nướu hoặc chân răng, răng có biểu hiện lung lay, ăn nhai khá khó khăn… Bệnh ở giai đoạn đầu (thường là viêm nướu) sẽ không có biểu hiện cụ thể nên người bị bệnh dễ chủ quan, nếu không điều trị sớm thì nướu sẽ bị viêm nặng hơn, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu, có ảnh hưởng đến toàn bộ các tổ chức neo bám xung quanh răng và có thể gây mất răng.

Bệnh viêm nha chu nguy hiểm ra sao?

Ngoài việc cần biết bệnh viêm nha chu là gì, bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ về những biến chứng của bệnh để có biện pháp đề phòng kịp thời. Viêm nha chu là một dạng bệnh lý tiến triển nguy hiểm hơn so với viêm nướu, lâu ngày có thể khiến răng lung lay hoặc tụt nướu làm răng thưa ra… Khi phát hiện bệnh viêm nha chu mà không được điều trị ngay còn có thể gây thêm nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như bệnh đột quỵ, nhiễm trùng tâm nội mạc, các bệnh về hô hấp, tiểu đường, thậm chí là có thể gây sinh non nguy hiểm.

Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học chỉ ra rằng viêm nha chu có thể mối liên hệ với các bệnh lý tim mạch. Một giả thuyết đưa ra rằng các protein gây viêm và vi khuẩn trong mô nha chu viêm theo dòng máu và gây nên nhiều tác động đến hệ tim mạch.

Điều trị viêm nha chu ra sao?

Khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh viêm nha chu, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được các nha sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Việc điều trị càng sớm thì hiệu quả đạt được càng cao. Khi tiến hành điều trị nha chu thì việc lấy cao răng, làm sạch mảng bám trên răng cần được tiến hành trước tiên để hạn chế các vi khuẩn tấn công vào răng, đồng thời giải quyết nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm nha chu. Sau đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có sự kết hợp với các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất, điều trị triệt để bệnh viêm nha chu.

Bác sĩ nha khoa Sài Gòn B.H cũng khuyên bạn nên chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng và tạo thói quen thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để có thể phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng và điều trị trong thời gian sớm nhất. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được bệnh viêm nha chu là gì và mức độ nguy hiểm của bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc liên quan, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được các bác sĩ tư vấn không tốn phí cho bạn trong thời gian sớm nhất!

Xem thêm: Mọc răng khôn đau mấy ngày thì hết?

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Bản quyền thuộc https://trongranggia.net

Hãy là người đầu tiên bình luận

Thông báo cho
avatar
wpDiscuz