Có nhiều phụ huynh thắc mắc tại sao trẻ ngủ nghiến răng? Mặc dù không nghiêm trọng và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến quá trình phát triển toàn diện ở trẻ tuy nhiên, nếu như tình trạng này kéo dài thì có thể sẽ gây ra những căng thẳng và rối loạn về thần kinh. Bài viết sau đây sẽ giải đáp câu hỏi tại sao trẻ ngủ lại nghiến răng cũng như cách khắc phục cho bé.
Nguyên nhân khiến trẻ ngủ hay nghiến răng
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân tại sao trẻ em ngủ nghiến răng , tuy nhiên, một số yếu tố chủ quan và khách quan được cho là nguyên nhân trẻ nghiến răng khi ngủ bao gồm:
– Do tâm lý lo lắng, căng thẳng: Những việc nhỏ như bị bố mẹ la mắng, cãi nhau với bạn bè hay căng thẳng về bài tập trên lớp cũng khiến trẻ gặp phải tình trạng này.
– Do sai lệch khớp cắn ở trẻ: Khi các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch nhau, răng không thẳng hàng, không khít nhau, dẫn đến việc khép 2 hàm răng không ăn khớp với nhau. Điều này khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau làm trẻ nghiến răng khi ngủ.
– Do trẻ đang trong giai đoạn mọc răng: Việc mọc răng gây ra đau đớn cho trẻ, vì vậy, phản xạ cọ xát hai hàm răng vào nhau được cho là giúp trẻ giảm cảm giác đau.
– Do trẻ bị thiếu hụt Calci:Thiếu hụt calci trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gặp nhiều nhất dẫn đến tình trạng trẻ nghiến răng vào ban đêm. Khi cơ thể thiếu canxi, tình trạng nặng có thể gây ra những cơn co giật, nhẹ thì gây ra triệu chứng nghiến răng.
– Do trẻ mọc răng: Trẻ em độ tuổi đang mọc răng cũng là đối tượng dễ bị nghiến răng khi ngủ. Việc nghiến răng có thể giúp trẻ giảm đau và cảm thấy thoải mái hơn khi mọc răng;
– Do trẻ bị nhiễm giun kim: Nhiều trường hợp nghiến răng khi ngủ ở trẻ em là do bị nhiễm giun kim. Loại ký sinh trùng này khi ký sinh trong cơ thể người sẽ tiết ra một loại độc tố khiến cơ thể bị căng thẳng và hình thành thói quen nghiến răng;
– Do trẻ bị dị ứng: Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ ở trẻ cũng có thể là do trẻ bị dị ứng, việc nghiến răng có thể giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu trên cơ thể;
– Do trẻ bị phản ứng thuốc: Nếu trẻ đang bị bệnh nào đó và phải sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm thì đây cũng có thể là nguyên nhân nghiến răng khi ngủ ở trẻ.
Xem thêm: Nên đánh răng khi nào? Trước hay sau khi ăn sáng?
Hậu quả của việc trẻ nghiến răng khi ngủ
– Bé ngủ nghiến răng vào ban đêm sẽ rất dễ bị mỏi cơ hàm vào sáng hôm sau, khiến quá trình ăn uống của con trở nên khó khăn hơn.
– Nghiến răng quá nhiều sẽ khiến răng của trẻ bị mài mòn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh về răng miệng, trong đó sâu răng là bệnh lý thường gặp nhất.
– Việc trẻ nghiến răng khi ngủ sẽ làm cơ mặt của trẻ hoạt động quá mức gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh vùng đầu và chứng rối loạn cơ và khớp thái dương hàm. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị đau tai do co thắc cơ hàm quá mức.
– Răng có thể bị nứt hoặc gãy do răng của trẻ con rất yếu nên bất kì tác động nào cũng có thể gây tổn thương tới răng. Trong trường hợp răng bị nứt, gãy bố mẹ cần nhanh chóng phát hiện ra để ngăn chặn kịp thời vì khi răng bị tác động như vậy sẽ gây khó khăn cho con mỗi khi ăn uống.
Xem thêm: Tại sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng?
Cách điều trị cho trẻ hay nghiến răng khi ngủ
Để giúp trẻ tránh được những vấn đề không mong muốn khi liên tục nghiến răng trong một thời gian dài, các bậc phụ huynh có thể làm giảm tật nghiến răng khi ngủ ở trẻ bằng một vài phương pháp sau đây:
+Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ nếu như việc nghiến răng của trẻ có liên quan đến tâm lý lo lắng, căng thẳng thì cha mẹ cần tạo cảm giác thư giãn cho trẻ trước khi đi ngủ.
+Cho trẻ ngậm núm vú giả có thể giúp giảm cảm giác khó chịu trong thời gian tập bỏ thói quen nghiến răng. Những loại núm vú này có thể giúp trẻ bình tĩnh khi lo lắng nhưng không được dùng trong thời gian dài vì có thể dẫn đến những vấn đề về răng miệng.
+Đưa trẻ đến gặp nha sĩ: Những trẻ có răng mọc không đều dẫn đến gặp khó khăn trong việc khép miệng, điều này làm trẻ thường xuyên nghiến răng. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến những địa chỉ nha khoa uy tín để có phương pháp điều trị thích hợp.
+Đeo khay/máng chống nghiến răng là một phương pháp phổ biến trong điều trị nghiến răng ngày nay. Khay được đúc dựa trên chính hàm răng của trẻ, có tác dụng làm giảm đi lực ma sát giữa hai hàm răng khi trẻ nghiến răng. Tuy nhiên để sử dụng khay/máng này, cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
+Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là calci và magie. Những chất này có tác dụng hỗ trợ cho các hoạt động của hệ thần kinh. Vì vậy, thiếu canxi và magie có thể khiến trẻ hay nghiến răng khi ngủ. Bạn hãy bổ sung thêm sữa, rau chân vịt và các loại rau có màu xanh đậm vào chế độ ăn của trẻ
Qua bài viết trên đây, có lẽ bạn đọc đã biết được tại sao trẻ hay nghiến răng khi ngủ và cũng không cần phải quá lo lắng, đa số các trường hợp trẻ lớn lên sẽ từ bỏ được thói quen này. Điều duy nhất là cần đảm bảo trẻ không gặp phải vấn đề gì căng thẳng trong cuộc sống. Nếu như các biện pháp can thiệp của cha mẹ không đem lại hiệu quả khi chữa nghiến răng cho trẻ thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn để có được lời khuyên hữu ích nhất..
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Kiến thức nha khoa
Bản quyền thuộc https://trongranggia.net
Hotline 1: 1800 1015
Hotline 2: ( 09 ) 43 563 565
Email: info@nhakhoasaigon.vn
Biên Hòa : 8-8B Nguyễn Ái Quốc, KP 6, P. Tân Tiến, BH, ĐN.
Hố Nai : 439 Quốc Lộ 1A,KP 9, P. Tân Biên, Biên Hòa, ĐN
TPHCM : 565 Trần Hưng Đạo, P Cầu Kho, Q1, TP Hồ Chí Minh.
![]() |
![]() |
