Chăm sóc sức khỏe răng miệng trong những năm đầu đời của trẻ là cách rất tốt để chuẩn bị tương lai cho con trẻ của bạn. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân, răng của trẻ vẫn bị vàng răng và ngày ám màu khiến bạn tự hỏi tại sao răng bé bị vàng?. Bài viết dưới đây sẽ giải thích nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa tốt nhất để bé luôn có hàm răng trắng sáng.
Nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàng, xỉn màu
+Sâu răng: trẻ có thể đang bị sâu răng do hoạt động của vi khuẩn sản sinh từ các loại thức ăn thừa bám trong miệng. Sâu răng có thể là nguyên nhân khiến răng trẻ bị đổi màu.
+Vệ sinh răng miệng không đúng cách:Nếu bé không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc không đánh răng đúng cách thì có thể dẫn đến sự hình thành mảng bám, khiến màu răng bị thay đổi.
+Răng nhiễm màu fluor: Fluoride giúp tăng cường sức khỏe của răng và ngăn ngừa sâu răng, nhưng quá nhiều fluoride sẽ có tác dụng ngược lại, gây sâu răng và đổi màu.
+Trẻ mắc phải một số bệnh: Các bệnh như viêm gan, sốt cao… có thể khiến màu răng của trẻ bị thay đổi.
+Vàng da: Những bé bị bệnh vàng da nặng sau khi sinh có thể có răng màu vàng hoặc xanh khi bé bắt đầu mọc răng.
+Chấn thương: Răng bị tổn thương có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị xỉn màu, ố vàng. Nguyên nhân là do chấn thương có thể khiến các mạch máu bị vỡ, làm ảnh hưởng đến men răng.
+Sử dụng một số loại thuốc: Người mẹ sử dụng một số loại thuốc trong khi mang thai như tetracycline có thể là nguyên nhân khiến màu răng của bé bị thay đổi khi bé bắt đầu mọc răng.
+Giảm sản men răng: Đây là một bệnh do di truyền. Thiếu sản men răng là tình trạng các thành phần trong men răng (chủ yếu là canxi và fluor) bị thiếu hụt hoặc xáo trộn. Bệnh này khiến cho răng đổi màu theo thời gian.
Xem thêm: Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng?
Răng bé bị ố vàng có ảnh hưởng gì không?
Sau khi biết nguyên nhân vì sao răng trẻ bị đen, chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh sẽ tự hỏi việc này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé hay không?. Nha khoa Sài Gòn B.H xin trả lời luôn là xét trên khía cạnh thẩm mỹ, răng trẻ bị vàng làm hàm răng mất đi màu trắng đẹp vốn có, khiến nụ cười của bé kém xinh xắn.
Bên cạnh đó, vàng răng, xỉn màu nặng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Phần lớn bé bị sâu răng, viêm nướu cũng từ vấn đề vàng răng, mảng bám tích tụ không được làm sạch loại bỏ khiến vi khuẩn xâm nhập vào răng và gây bệnh.
Trường hợp, răng sữa bị vàng không được chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng bị mòn chân răng, giảm độ chắc khỏe và khiến răng bé bị đau nhức, ăn uống kém ngon miệng.
Thực tế, nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ răng sữa sau này sẽ thay thành răng vĩnh viên nên không cần chăm sóc nhiều, nên khi bị bệnh lý răng miệng thường bỏ mặc, không điều trị là hoàn toàn sai lầm.
Khi chân răng, cấu trúc hàm, nướu bị yếu đi, ảnh hưởng thì dù sau này mọc răng vĩnh viễn cũng rất dễ bị vàng răng hay mắc nhiều bệnh về răng nướu.
Xem thêm: Tại sao trẻ ngủ hay nghiến răng?
Cách khắc phục tình trạng răng bị vàng cho bé
Theo sự phát triển tự nhiên của cơ thể bé, trong giai đoạn dưới 1 tuổi, trẻ mới bắt đầu mọc những chiếc răng sữa nên rất dễ bị ảnh hưởng với tác động bên ngoài.
Trẻ em từ 0 – 1 tuổi tuy chưa tiếp xúc nhiều với những thức ăn nhai, cắn nhiều, chỉ ăn bột cháo cùng uống sữa nhưng nếu không vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày thì hiện tượng răng bị vàng cũng có thể xảy ra.
Khi bé còn quá nhỏ như này, nha sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên tự ý áp dụng bất kì mẹo hay phương pháp làm trắng răng nào khi chưa có chỉ định.
Tốt nhất, phụ huynh chỉ nên chú ý vệ sinh hàng ngày cho bé 2 lần sáng tối với nước muối sinh lý loại Natri Clorid 0,9%.
Cha mẹ có thể lấy khăn xô mềm sạch hoặc dụng cụ rơ lưỡi của trẻ thấm nước muối và chà sạch các vùng trong khoang miệng.
Nếu các bé đã 2 tuổi sẽ mọc đầy đủ các răng từ răng cửa, răng hàm, răng nanh, … Lúc này, trẻ tiếp xúc với nhiều loại thước ăn khác nhau hơn trước nên răng ố vàng, đổi màu, bị sâu cũng dễ mắc phải hơn.
Từ 5 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Những chiếc răng mới này sẽ theo trẻ mãi mãi nên phụ huynh cần hết sức lưu ý chăm sóc để bé có hàm răng trắng đẹp, không bị ố vàng đổi màu.
Thực tế ngược lại, ở độ tuổi này trẻ thường xuyên ăn những món ăn vặt, bánh kẹo với số lượng nhiều đặc biệt ăn vào buổi tối sẽ gây hại trực tiếp tới vấn đề răng miệng điển hình là răng bé bị vàng và bị sâu.
Thay vì tự hỏi tại sao răng trẻ bị đen, các bậc phụ huynh có thể thực hiện một số cách khắc phục sau ngay tại nhà:
+Bạn có thể cho trẻ đánh răng bằng hỗn hợp nước hòa với baking soda để loại bỏ vết ố vàng trên răng của trẻ.
+Thuốc bổ sung sắt có thể là nguyên nhân khiến răng trẻ đổi màu. Do đó, bạn cần chú ý đến việc đánh răng của trẻ nếu trẻ đang dùng thuốc bổ sung sắt.
+Bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng dành cho người lớn để đánh răng cho trẻ vì loại bàn chải này có thể làm sạch tốt hơn so với bàn chải đánh răng và kem đánh răng của trẻ em.
+Nếu nguyên nhân đổi màu răng là do chấn thương, bạn nên đưa trẻ đi khám nha sĩ để biết răng của trẻ có khả năng bị chấn thương vĩnh viễn hay không.
+Hạn chế nhóm thực phẩm bám màu: Những món ăn nhiều dầu mỡ hay bánh kẹo chứa phẩm màu hóa học, thức uống có ga không nên cho trẻ sử dụng thường xuyên dễ gây đổi màu lại không tốt cho sức khỏe
+Vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày: Phụ huynh cần thực hiện hoặc hướng dẫn trẻ đánh răng 2 lần mỗi ngày và ghi nhớ súc miệng với nước muối sau khi ăn nhằm loại bỏ vi khuẩn mảng bám thức ăn.
+Kiểm tra, khám sức khỏe răng miệng cho bé định kỳ: Không chỉ trẻ ở độ tuổi lớn mà việc bảo vệ sức răng miệng cho bé ngay từ khi còn nhỏ là điều cần thiết.
Tuy nhiên để có cách chữa vàng răng cho bé tốt nhất, cha mẹ cần đưa trẻ tới các phòng khám nha khoa để kiểm tra, xác định tình trạng và mức độ vàng răng. Từ đó, nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp với độ tuổi của bé.
Thông thường với trẻ em bị vàng răng sẽ được chỉ định lấy cao răng nhằm loại bỏ sạch những mảng bám còn đọng lại trên răng. Từ đó răng sạch sẽ, trắng sáng hơn trước.
Bên cạnh đó, sau khi thực hiện tẩy cao răng, phụ huynh cần hướng dẫn các bé vệ sinh chăm sóc răng miệng đúng theo lời khuyên của nha sĩ để duy trì răng trắng sáng lâu dài.
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Kiến thức nha khoa
Bản quyền thuộc https://trongranggia.net
Hotline 1: 1800 1015
Hotline 2: ( 09 ) 43 563 565
Email: info@nhakhoasaigon.vn
Biên Hòa : 8-8B Nguyễn Ái Quốc, KP 6, P. Tân Tiến, BH, ĐN.
Hố Nai : 439 Quốc Lộ 1A,KP 9, P. Tân Biên, Biên Hòa, ĐN
TPHCM : 565 Trần Hưng Đạo, P Cầu Kho, Q1, TP Hồ Chí Minh.
![]() |
![]() |

Bài viết giải đáp câu hỏi vì sao răng trẻ bị đen và vàng