Viêm chân răng là bệnh lý răng miệng nguy hiểm thường gặp ở người lớn, tuy nhiên cũng không hiếm gặp ở trẻ em. Khi bị viêm chân răng ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần nên lưu ý những vấn đề nào và cách chữa viêm chân răng ở trẻ em ra sao?

Viêm chân răng ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Nướu răng là phần mô mềm bao quanh chân răng bên cạnh hệ thống dây chằng nha chu. Bệnh về viêm nướu là khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống phần mềm này và không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng.

Trẻ đang giai đoạn mọc răng, nướu răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường nên cũng dễ bị viêm hơn. Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các mảng bám trên răng và cao răng. Vi khuẩn sẽ phát sinh trên các mảng bám này và tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến nướu. 

Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm nướu sẽ chuyển thành viêm chân răng, viêm nha chu rất nguy hiểm. Khi viêm nướu diễn tiến thành viêm chân răng thì quá trình điều trị cũng phức tạp hơn.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác dẫn đến viêm chân răng như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ đang sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, đang dùng thuốc chống động kinh.

Nướu của trẻ bình thường có màu hồng nhưng khi mắc các bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm nướu, viêm chân răng thì sẽ chuyển sang màu đỏ kèm theo sưng tấy. Viêm chân răng ở trẻ em không chỉ biểu hiện ở bên ngoài mà bệnh bên trong vẫn âm thầm phát triển. 

Sau đó một thời gian, bệnh sẽ phát lại theo cấp độ nặng hơn, dài ngày hơn. 

Ở giai đoạn đầu của bệnh lý thì hiện tượng chảy máu chân răng sẽ xảy ra kèm theo hôi miệng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng cho bé bạn nhận thấy dấu hiệu này thì không nên coi thường. 

Khi bệnh viêm chân răng đã phát triển nghiêm trọng thì phần nướu sẽ có xu hướng tách khỏi răng gây tụt lợi, răng có cảm giác như dài ra. Vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập tiết ra độc tố tạo thành các túi mủ, gây tiêu xương răng cũng như phá hủy các tổ chức dây chằng nha chu xung quanh răng.

Xem thêm: Lấy tủy răng có đau không và điều trị mất bao lâu?

Cách chữa viêm chân răng ở trẻ em?

Khác với người lớn, cách chữa viêm chân răng ở trẻ em sẽ phức tạp hơn bởi trẻ nhỏ chưa có ý thức về răng miệng nhiều và việc sử dụng thuốc cho bé cũng cần hạn chế. Các bậc cha mẹ nên lưu ý không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần cho bé đi khám bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Để điều trị viêm chân răng ở trẻ em, có thể bác sĩ sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Lấy cao răng cho trẻ em, đặc biệt là với trẻ mới mọc răng sữa là không khả thi, do đó biện pháp vệ sinh hàng ngày sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc hỗ trợ điều trị tình trạng trẻ bị viêm chân răng. Hãy dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước sôi để nguội, chà vào răng và nướu của bé. Động tác này phải thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng và tránh làm bé buồn nôn.

Khi trẻ được 3 tuổi, cần hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành riêng cho trẻ em, chải răng ngày hai lần sau bữa ăn để tránh tình trạng bé bị viêm chân răng quá sớm. Hướng dẫn bé súc miệng với nước muối loãng hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm và giúp tiêu sưng.

Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng tránh tình trạng bé bị viêm chân răng

Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng thì bạn cũng nên tăng cường các loại vitamin cho bé thông qua các thực phẩm, đặc biệt là các loại trái cây, rau củ quả chứa nhiều vitamin C, tốt cho sức khỏe răng miệng. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường. Trong thời gian viêm nhiễm chân răng, tránh các thức ăn quá cứng hoặc dai.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào các bệnh về viêm chân răng ở trẻ em, cần đưa trẻ thăm khám và không dùng các biện pháp chữa trị theo cách dân gian. Tốt nhất nên cho trẻ đi thăm khám định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng, từ đó có cách điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa viêm nướu, viêm chân răng ở trẻ

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ:

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho con bằng cách sử dụng gạc, quấn vào ngón trỏ rồi nhúng vào nước ấm chà vào răng và nướu của trẻ. Bố mẹ cần lưu ý vệ sinh nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến viêm mạc của trẻ nhỏ.

Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ cần hình thành cho con thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Hướng dẫn trẻ chải răng đều đặn mỗi ngày cho đến khi trẻ có thể tự chải răng sạch sẽ. Kết hợp vệ sinh răng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng,

– Chế độ ăn uống:

Tăng cường vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng việc xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh cho trẻ. Hạn chế các món ăn nhiều đường như bánh kẹo, socola,…và các loại đồ ăn vặt.

– Khám răng định kỳ cho trẻ:

Đây là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng và điều trị bệnh lý răng miệng (nếu có).

Viêm chân răng là bệnh lý không thể xem nhẹ, vì vậy đừng nên để tình trạng này kéo dài ở trẻ nhỏ. Để biết thêm thông tin về phương pháp cách chữa viêm chân răng ở trẻ em, hãy liên hệ Nha khoa Sài Gòn B.H theo hotline 1800 1015 để được bác sĩ tư vấn chi tiết.

Xem thêm: Liệu khớp cắn ngược có nguy hiểm không?

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Bản quyền thuộc https://trongranggia.net

Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận