Khi gặp các vấn đề về răng như răng hô, răng thưa, răng mọc lệch… bạn cần chỉnh nha để có được nụ cười đẹp hơn, tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên bạn chưa hiểu gì nhiều về các loại mắc cài niềng răng, ưu nhược điểm của từng loại thì hãy đọc bài viết sau của Nha khoa Sài Gòn B.H dưới đây.

Mắc cài kim loại

Là loại dụng cụ niềng răng thường gặp nhất, thường được làm từ inox hoặc thép không gỉ. Đôi khi được làm bằng bạc hoặc bằng vàng.

Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ nhất trong các loại mắc cài. Trừ mắc cài làm bằng vàng.
  • Không đòi hỏi sử dụng công nghệ cao trong hỗ trợ điều trị
  • Thời gian điều trị ngắn do lực kéo mạnh
  • Cấu trúc dây thun có thể mang nhiều màu sắc, thích hợp sử dụng cho trẻ em

Nhược điểm:

  • Kém thẩm mỹ vì các mắc cài sẽ lộ rõ khi giao tiếp
  • Các vấn đề dễ xảy ra như mắc cài bị bung tuột
  • Chất liệu của kim loại có thể gây kích ứng nướu, có hại cho cơ thể đối với một số người nhạy cảm. 
  • Gây tổn thương các mô mềm trong khoang miệng (cắn môi, cắn má,…)
  • Cần kiêng nhiều loại đồ ăn cứng, dai, dính khi đang trong thời gian niềng răng

Mắc cài kim loại tự buộc

Loại mắc cài này có hệ thống nắp trượt tự động, hoặc cánh kim loại để đậy và giữ dây trong mắc cài mà không cần sử dụng dây thun như mắc cài kim loại thường. Nhờ đó, dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài.

Ưu điểm:

  • Giảm thiểu thời gian đeo niềng răng
  • Dây ít bị biến dạng, không bị bong tuột mắc cài nhờ dây trượt tự do trong rãnh mắc cài
  • Giảm thiểu lực ma sát từ đó giảm tình trạng đau nhức nướu
  • Không cần gặp bác sĩ thường xuyên để điều chỉnh dây cung

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn các loại mắc cài niềng răng thông thường
  • Độ dày của mắc cài lớn có thể gây khó chịu cho người dùng
  • Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao mới có thể thực hiện đảm bảo an toàn cho người niềng răng

Mắc cài sứ, mắc cài pha lê

Mắc cài sứ được làm bằng gốm và một số chất liệu vô cơ khác. Có 2 loại mắc cài sứ là mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự buộc. Mắc cài pha lê được làm từ pha lê, tính chất gần tương tự như mắc cài sứ.

Ưu điểm:

  • Có tính thẩm mỹ cao do mắc cài có màu sắc tương đồng như màu răng thật, khi giao tiếp khó bị phát hiện
  • Chất liệu sứ, pha lê thân thiện với sức khỏe con người
  • Dây thun có độ đàn hồi cao cho kết quả chỉnh nha đạt hiệu quả cao
  • Rút ngắn thời gian niềng răng

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn mắc cài kim loại
  • Thời gian điều trị lâu hơn mắc cài kim loại
  • Do làm bằng vật liệu sứ, pha lê nên nếu va chạm mạnh thì mắc cài có thể bị bể vỡ
  • Chốt niềng răng lớn hơn so với các loại khác có thể gây cảm giác không thoải mái
  • Cần vệ sinh răng miệng và mắc cài đúng cách nếu không chân đế có thể bị nhiễm màu

Mắc cài mặt trong

Loại mắc cài này sẽ được gắn phía mặt trong của răng, tăng thẩm mỹ cho người dùng.

Ưu điểm:

Tính thẩm mỹ cao nhất trong tất cả các loại mắc cài niềng răng do mắc cài được gắn vào mặt trong của răng, phù hợp với bệnh nhân thường xuyên phải giao tiếp.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn nhiều so với các loại mắc cài niềng răng khác
  • Vệ sinh răng miệng, ăn uống khó khăn hơn
  • Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao thì mới thực hiện đạt hiệu quả cao
  • Thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn

Mắc cài trong suốt Invisalign

Đây là một trong những dụng cụ niềng răng hiện đại nhất hiện nay, với nhiều ưu điểm vượt trội.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao do khay niềng trong suốt khó phát hiện ra là niềng răng.
  • Hiệu quả chỉnh răng cao có thể rút ngắn thời gian điều trị xuống từ 3 – 6 tháng.
  • Không gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân như sử dụng mắc cài.

Nhược điểm:

  • Chi phí rất cao. Có thể nói là cao nhất trong các loại dụng cụ niềng răng
  • Đòi hỏi công nghệ niềng răng tiên tiến, tay nghề bác sĩ chuyên môn cao
  • Khay niềng thường không có sẵn, cần chờ đợi để nhập khẩu về Việt Nam. 

Các loại mắc cài niềng răng vừa nêu trong bài đã phần nào sơ lược được kiến thức cơ bản về các loại mắc cài phổ biến hiện nay dành cho các bệnh nhân niềng răng. Hy vọng bài viết có giá trị tham khảo đối với các bạn đang mong muốn sử dụng dụng cụ này. 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1800 1015 hoặc trực tiếp đến các chi nhánh của Nha khoa Sài Gòn B.H để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Bản quyền thuộc https://trongranggia.net

Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận